ShareThis

Tìm kiếm dễ dàng

Khi nào cần đi khám phụ khoa?

Bệnh phụ khoa là căn bệnh phổ biến thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 18 đến 25, và là căn bệnh phổ biến và xảy ra ở hầu hết nữ giới nên rất nhiều bạn nữ nghĩ đó là hiện tượng bình thường và không đi khám nên đã dẫn nhiều hậu quả khôn lường.
Khi nào cần đi khám phụ khoa?
Khi nào cần đi khám phụ khoa?
Nhưng cũng có những bạn nữ do không biết trình độ nặng nhẹ của bệnh hay hiện tượng như thể nào chứng tỏ mình bị bệnh nên đã không đi khám, khi đi khám thì tình trạng bệnh đã ở giai đoạn nặng. 
Vậy khi nào chị em cần đi khám phụ khoa? Dưới đây các chuyên gia của phòng khám sản phụ khoa cộng đồng sẽ nói cho chúng ta biết. 

1. Kinh nguyệt không đều hoặc liền mấy tháng không có kinh nguyệt
Một trong những vấn đề y tế mà chị em thường bỏ qua nhất là kinh nguyệt không đều. Có nhiều lý do khiến kinh nguyệt của bạn thất thường, có thể do mất cân bằng nội tiết tố, mang thai, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng và thiếu chất...
Kinh nguyệt không đều cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim ở nhiều phụ nữ cùng với nguy cơ vô sinh cao hơn. Tuy nhiên, chị em cũng không cần phải quá hoảng hốt khi thấy kinh nguyệt tự nhiên biến mất thất thường, bởi ngày nay, tình trạng này cũng xảy ra với nhiều chị em. Nhưng để biết chính xác nhất việc kinh nguyệt của mình như vậy có do bệnh tật gì không thì chị em nên đi khám phụ khoa.
Như đã đề cập ở trên, kích thích tố đóng một phần lớn gây ra bất thường này. Nếu bạn đồng thời thấy những dấu hiệu như mụn trứng cá trên mặt thì yếu tố nội tiết càng có nhiều khả năng xảy ra.

2. Nhiễm trùng đường tiểu - nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh dễ xảy ra hơn chúng ta tưởng. Việc thiếu nước đôi khi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: muốn đi tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu chỉ được một ít. Nếu bạn thấy nước tiểu của mình bị đục và có cặn, gợn, đồng thời kèm theo cảm giác đau ở xương sườn thì rất có thể đường tiết niệu của bạn đang gặp trục trặc, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp này tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ tiết niệu để được kiểm tra kĩ lưỡng hơn. Nếu đi khám phụ khoa thì bác sĩ cũng chỉ kê toa thuốc kháng sinh mà thôi.

3. Đau xương chậu và đau khi quan hệ tình dục
Nếu bạn thường bị đau vùng xương chậu, ngay dưới rốn thì nên cẩn trọng. Nếu những cơn đau ngày một nặng hơn, kéo dài hơn 6 tháng hoặc cảm thấy đau trong khi giao hợp thì hoàn toàn là những dấu hiệu cần phải khám ngay.
Nguyên nhân đơn giản của tình trạng này có lẽ do bạn có quan hệ tình dục quá thô bạo hoặc làm việc quá nhiều. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính. Các chuyên gia và bác sĩ mới là người có thể đưa ra những nguyên nhân chính xác nhất cho trường hợp đau xương chậu ở phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành xét nghiệm pap smear để chắc chắn rằng bạn có bị ung thư hay không?
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh dễ xảy ra hơn chúng ta tưởng.

Các tin khác
Similarly with Google+ Comments Counter: