ShareThis

Tìm kiếm dễ dàng

Qui trình khám bệnh phụ khoa

Dưới đây là chia sẻ về quy tình khám phụ khoa để cho các bạn tham khỏa cho biết thêm thông tin.

Qui trình khám bệnh phụ khoa
Qui trình khám bệnh phụ khoa
                                           xem thêm: bài liên quan bên dưới


Chuyện ở phòng khám phụ khoa: Bác sĩ ơi cứu con!

“Bác sĩ giúp vá lại màng trinh với. Cháu và người yêu chưa bao giờ làm chuyện ấy, nhưng cháu mới mổ u nang buồng trứng. Cháu có đặt ống thông tiểu, mà như thế thì rách mất màng trinh rồi”, cô gái 24 tuổi hốt hoảng nói.
Theo lời kể của cô gái thì vì sắp lấy chồng nên cô muốn đi làm lại màng trinh. Trong khi đây là người yêu đầu tiên của cô và hai người cũng chưa bao giờ đi quá giới hạn. Dù vậy lúc nào cô cũng đinh ninh rằng mình đã bị rách mất màng trinh vì chót đặt ống thông tiểu khi mổ u nang buồng trứng.
 phòng khám phụ khoa
chuyện khám phụ khoa

Đến khi được hỏi về những bộ phận ở âm đạo, cô gái trẻ chỉ ậm ờ: “Cháu nghĩ ở âm đạo có lỗ vừa để tiểu vừa để làm ‘chuyện ấy’. Thế hai lỗ này không phải một hả bác?”

Đây có lẽ là một trong những bệnh nhân mà bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội) nhớ mãi. “Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của cô gái lúc đấy, tôi thực sự không biết nên khóc hay nên cười. Lỗ tiểu thì chỉ để đi tiểu thôi, chứ đặt ống thông vào đấy làm sao mà rách đến màng trinh được”, bác sĩ Dung nói.

Cũng theo bác sĩ, ngoài chuyện màng trình thì việc dính bầu cũng có rất nhiều “giai thoại”. Có bạn trẻ không biết đâu là cách tránh thai hiệu quả, cho rằng quan hệ bên ngoài hoặc quan hệ xong thì dùng nước coca, nước chanh rửa vùng kín… thì không thể có thai. Ngược lại cũng có những chị em lại bị ám ảnh quá mức của việc mang thai ngoài ý muốn. Trường hợp của Minh, 19 tuổi, ở Hà Nội là một ví dụ.


Hớt hải đến phòng khám, cô gái trẻ nói: “Bác sĩ giúp cháu với, khẩn cấp lắm. Cháu đang đi học nhưng hình như cháu có bầu mất rồi. Bạn trai cháu đã cho tay vào cái lỗ ấy”.

Trong một lần đi chơi vào nửa tháng trước, cô đã để bạn trai cho tay vào “cửa mình”. Dù một mực khẳng định tay anh ấy không dính gì, nhưng vì là lần đầu tiên làm chuyện đó nên cô rất lo lắng sợ dính bầu. Không những thế đã đến ngày đèn đỏ mà vẫn chưa thấy dấu hiệu gì khiến cô càng lo lắng hơn nên mới quyết định đi khám.

“Có bệnh nhân bạn trai chỉ sờ vào ngực đã lo sợ có bầu đến mất ăn mất ngủ. Có người thì lại sợ bị vô sinh vì bạn trai đã dùng tay cho vào âm đạo 6 lần. Không những thế, thậm chí nhiều người đi khám không thể gọi tên chính xác bộ phận mình đến khám là cái gì, mà chỉ đơn giản là ‘ngứa ở chỗ ấy’, ‘đến khám chỗ dưới’…”, bác sĩ Dung chia sẻ.

Điều này cho thấy một thực trạng đáng ngại về kiến thức giới tính, sức khoẻ sinh sản của một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên hiện nay. Vì thế, theo bác sĩ, việc giáo dục cho các em là rất cần thiết, nhằm cung cấp thông tin đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi về các biện pháp tránh thai, hiệu quả và nhược điểm của từng biện pháp để trẻ biết trước khi muốn "thử nghiệm”.

"Bên cạnh đó, cần cả những thông tin về HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt, cần nhấn mạnh trách nhiệm của nam giới về hậu quả của hoạt động tình dục. Nhấn mạnh quyền quyết định của phụ nữ trong quan hệ tình dục cũng như quyền từ chối trong bất cứ tình huống nào. Vì thế trẻ cần được học về các kỹ năng sống để ra quyết định đúng đắn (đồng ý, từ chối, thương thuyết), phản đối áp lực của người khác…", bác sĩ nói.

Tuy nhiên, điều trở ngại hiện nay là ngay cả nhiều người lớn cũng không hiểu hết về giới tính nên không có cách giải thích phù hợp. Kết quả nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội tại Hà Nội, TP HCM và 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng địa lý cho thấy, tỷ lệ trẻ từng nói chuyện với bố mẹ về các vấn đề liên quan đến tình dục khi 14 tuổi rất thấp.

Vì vậy chỉ có khoảng 3% người ở độ tuổi này hiểu biết đầy đủ về tình dục, còn có đến hơn 53% là không biết gì.

Vì thế, điểm cốt lõi để nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên chính là nâng cao nhận thức đối với ông bà, cha mẹ, giáo viên… “Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ những kiến thức về giới tính, tình dục. Tuỳ từng lứa tuổi, cha mẹ có thể lựa chọn cách giải thích phù hợp, tránh những kiểu ‘nói cho có’, phi lý như trẻ chui ra từ nách”, bác sĩ Dung chia sẻ.

Khám phụ khoa, có gì mà ngại?

Đặc điểm của phần lớn bệnh phụ khoa là diễn biến rất âm thầm, khi bệnh đã nặng lên mới buộc phải đi khám phụ khoa thì đã muộn, có chữa khỏi cũng mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
Rất nhiều bác sĩ nam giỏi!
Các cô nàng, ngay cả các nàng có chồng rồi, đều co rúm người khi nhìn thấy bác sĩ phụ sản là nam giới. Nhiều nàng còn chọn bác sĩ nữ.

Nhưng cũng như đầu bếp, rất nhiều người tưởng rằng, chỉ phụ nữ mới làm tốt, trong khi thực tế thì có rất nhiều đầu bếp nam nổi tiếng! Trong ngành sản khoa cũng vậy, rất nhiều bác sĩ đầu ngành là nam giới và bạn sẽ phải tiếc, nếu vì quá ngại ngùng mà bỏ qua một bác sĩ giỏi!

Đừng tưởng bác sĩ sản được lời lãi gì khi khám cho các nàng. Một ngày, họ phải tiếp xúc với hàng chục chị em để tìm ra bệnh chứ không phải để ngắm, đó đơn thuần là công việc.

Khi tinh thần chị em không được thoải mái, các khối cơ sẽ co cứng, gây cản trở cho quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Hơn thế nữa, những bệnh phụ khoa lại thường đòi hỏi khám nhiều lần, nếu phải điều trị tại chỗ thì có thể phải đến gặp bác sĩ hàng ngày!

Thế nên, thay vì ngại ngùng, bạn cũng nên coi đó như một việc bình thường, phải làm định kỳ và thả lỏng cơ thể!
6 tháng một lần


Không chỉ khi đã có gia đình mà ngay từ thời thiếu nữ, chị em đã có thể gặp phải những vấn đề ở vùng kín. Các nàng thường nghĩ chưa chồng mà đi khám phụ khoa sẽ gặp nhiều dị nghị, đến khi có chồng con rồi vẫn cứ băn khoăn liệu có nên đi khám hay không.

Và rồi trì hoãn bằng cách cố chịu hoặc tự mua thuốc chữa… Hậu quả của việc làm đó là bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, cũng có khi bệnh giảm đi một thời gian rồi lại bùng lên dữ dội.


Đặc điểm của phần lớn bệnh phụ khoa là diễn biến rất âm thầm. Khi đã nặng lên mới buộc phải đi khám thì đã muộn, có chữa khỏi cũng mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Khám phụ khoa, có gì mà ngại?
Khám phụ khoa, có gì mà ngại?



Khám phụ khoa để bảo vệ sức khỏe cả gia đình. (ảnh minh họa)


Đôi khi, những biểu hiện thoáng qua, không ảnh hưởng hoặc chỉ ảnh hưởng một chút đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày lại là dấu hiệu về các hậu quả nguy hiểm như vô sinh, ung thư cổ tử cung, sảy thai, sinh non, thai lưu…

Trong khi đó, chỉ cần định kỳ đi khám phụ khoa khoảng 6 tháng một lần là có thể kê cao gối ngủ mà không sợ mấy cái bệnh phụ khoa làm phiền.

Trong mỗi lần khám đó, chị em sẽ được kiểm tra để phát hiện xem có viêm nhiễm, u cục gì không và còn được làm xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung. Từ việc làm đơn giản này, những bệnh phụ khoa được lộ diện ngay từ giai đoạn sớm và có thể điều trị triệt để hoặc giảm thiểu tối đa mức độ nguy hiểm.

Nếu không thể đi khám định kỳ thì các nàng cũng cần phải đi khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau: kinh nguyệt không đều, ra khí hư nhiều, bất thường; ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ - âm đạo; cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc đau khi giao hợp.

Để phòng ngừa bệnh phụ khoa

- Đừng quên những việc làm rất đơn giản như vệ sinh sạch sẽ núm vú và vùng kín mỗi ngày, mặc đồ lót vừa vặn bằng vải sợi bông, thay quần lót ít nhất hai lần một ngày và thực hiện vệ sinh trong kỳ kinh, rửa và thấm khô sau khi đi đại tiểu tiện và sau khi ân ái.

- Bệnh phụ khoa rất dễ mắc và lây truyền qua quan hệ tình dục. Vì thế, cần nhắc nhở đức lang quân giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín.

Không chỉ tháp tùng bà xã đi khám phụ khoa mà chính họ cũng cần biết cách phòng và điều trị bệnh!

Khi khám phụ khoa cần chia sẻ những gì?

Hầu hết khi quyết định đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ, nhất là những bạn gái trẻ có thể nói dối bác sĩ vì cảm thấy quá ngại ngần.


Nhưng qua những lần thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm, tôi - một phụ nữ đã có 2 con nhỏ nhận thấy chị em nên tâm sự và thẳng thắn chia sẻ 5 điều quan trọng sau với các bác sĩ phụ khoa của mình.

Những tiết lộ này có thể còn khá ngại ngần và rè rặt với những chị em lần đầu thăm khám phụ khoa hoặc những chị em có tính cách rụt rè. Song chắc chắn các tiết lộ này của bạn không bao giờ thừa và nó sẽ rất có ích để bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán, điều trị các chứng bệnh phụ khoa một cách chính xác và trong thời gian sớm nhất.

Một điều nữa, những phụ nữ nên cần phải nghĩ rằng: đi khám phụ khoa cũng chỉ là một cuộc thăm khám rất bình thường như nhiều cuộc thăm khám sức khỏe khác. Tất cả chỉ đều góp phần duy trì một sức khỏe tổng thể khỏe mạnh.

Và chị em cũng đừng quên 5 điều “nằm lòng” cần nên tiết lộ với bác sĩ phụ khoa khi thăm khám nhé! Đó chính là:

1- Lịch sử tình dục

Khi thăm khám phụ khoa, chị em nên chia sẻ cho bác sĩ biết về lịch sử tình dục trước đó và hiện nay của bạn. Ví như bạn đã từng quan hệ tình dục với mấy người đàn ông hoặc thậm chí bạn có quan hệ đồng tình luyến ái không?

Bởi vì quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng có thể giảm nguy cơ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn hẳn. Và các bác sĩ phụ khoa của bạn rất cần biết tất cả các thông tin này để đảm bảo bạn đang khỏe mạnh hoặc có hướng chẩn đoán chính xác.

2- “Khai báo” nếu gặp đau đớn khi “yêu”

Nhiều bác sĩ phụ khoa khẳng định rằng quan hệ tình dục không bao giờ có thể làm bạn đau đớn. Vì thế, nếu bạn bị đau đớn trong và sau mỗi lần “yêu” có thể do đang có vấn đề với màng trong dạ con, bị u xơ, nấm men hoặc nhiễm trùng…

Những vấn đề này bạn gái nên phát hiện sớm bởi vì chúng thực sự có thể đe dọa đến khả năng sinh sản của bạn. Do đó, bạn không nên ngần ngại hay xấu hổ ngược lại, bạn nên nói với bác sĩ phụ khoa để được chữa trị kịp thời.

3- Nếu gặp khó khăn với ham muốn “yêu”

Nếu cơ thể bạn mệt mỏi và bị giảm ham muốn yêu, bạn cũng nên tiết lộ với bác sĩ phụ khoa điều này. Bởi vì, một số chị em giảm ham muốn yêu do thuốc tránh thai gây mệt mỏi hoặc đang gặp vấn đề với tuyến giáp, bị trầm cảm…

Khi chia sẻ với bác sĩ phụ khoa, họ sẽ giúp bạn khắc phục các khó khăn này bằng cách tiến hành làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân thực sự và điều trị sớm nhất có thể.

4- Nếu đôi khi quên uống thuốc tránh thai

Nếu bạn hay quên uống thuốc tránh thai mặc dù vẫn muốn kiểm soát sinh hiệu quả thì bạn cũng nên chia sẻ với bác sĩ.

Các bác sĩ phụ khoa có thể giúp bạn tìm thấy một phương pháp tránh thai tốt và phù hợp với bạn hơn. Có rất nhiều biện pháp tránh thai bạn có thể lựa chọn.

5- Nếu gặp các triệu chứng tiền nguyệt san nặng nề

Nếu bạn đang gặp những triệu chứng tiền nguyệt san khó chịu, ảnh hưởng lớn đến thể chất và tâm lý thì bạn cũng không nên im lặng hoặc giấu giếm bác sĩ phụ khoa khi thăm khám.

Nếu bạn cứ im lặng, tức là bạn đã bỏ qua một cơ hội để hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách cải thiện những khó chịu triền miên đấy. Đôi khi, chỉ cần nói lên vấn đề của mình, các bác sĩ có thể giúp cải thiện, chấm dứt những triệu chứng khó chịu này và làm thay đổi cuộc sống cho các chị em.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài hay trong phần bài liên quan ở bên dưới:

Khám phụ khoa có nguy cơ thêm bệnh

Khám phụ khoa có nguy cơ thêm bệnh tại sao lại như vậy ?

Theo các nghiên cứu thống kê của Bộ Y tế mới đây, tỷ lệ các chị em trong độ tuổi sinh sản mắc viêm nhiễm phụ khoa lên tới 70% - 80%, hàng năm các trường hợp nhiễm bệnh phụ khoa đều tăng từ 15% - 27%. Đáng tiếc, rất nhiều trường hợp khi tới viện đã có nhiễm khuẩn nặng ở buồng trứng, vòi trứng và tử cung. Một số do điều trị muộn hoặc không đúng cách dễ khiến bệnh diễn biến mãn tính, để lại di chứng nặng nề như: viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung… với người đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non."
Nguy cơ từ khám phụ khoa?

Nguyên nhân chính chủ yếu do chị em thiếu các kiến thức về vệ sinh phụ nữ, an toàn tình dục và không đi khám phụ khoa định kỳ. Ngoài ra một lý do ít ai ngờ tới là có thể họ đã "rước bệnh" sau khi khám phụ khoa, sinh nở, đặt dụng cụ tử cung, đặc biệt là phá thai không an toàn tại cơ sở y tế thiếu tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi khi cung cấp dịch vụ.

Thăm khám phụ khoa là phần khám bệnh quan trọng và nhạy cảm đối với phụ nữ, tuy nhiên bất cập một nỗi dụng cụ chuyên dụng phổ biến để thăm khám chính là mỏ vịt thì cơ sở nào cũng có vài ba bộ dùng chung cho tất cả các chị em đến thăm khám. Thực tế này giống như việc sử dụng chung bơm tiêm hơn hai mươi năm về trước.

Khám phụ khoa
Khám phụ khoa

Đáng báo động theo báo cáo năm 2010 của Thanh tra Bộ Y tế, phát hiện nhiều cơ sở khám chữa sản phụ khoa không tuân thủ nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn. Có phòng thủ thuật, đoàn thanh tra phát hiện các dụng cụ sản khoa chỉ được ngâm trong hóa chất khử trùng qua loa rồi sấy khô trong lò nướng chứ không thực hiện việc hấp theo quy định của Bộ Y tế. Ngay cả ở bệnh viện, nơi nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn được áp dụng nghiêm ngặt nhất đối với từ nhân viên, dụng cụ, các bề mặt ở tủ đựng đồ, phòng mổ đến chất thải, nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn hiện hữu do tình trạng quá tải nặng nề. Bởi vậy, việc tiến tới sử dụng riêng các dụng cụ thăm khám tránh lây nhiễm chéo là một việc rất cần thiết và nên nhân rộng tại mọi cơ sở.
Khám phụ khoa an toàn?

Theo ghi nhận gần đây, Bộ Y tế cũng đã cấp phép lưu hành sản phẩm Mỏ vịt thăm khám MPV làm bằng nhựa nguyên sinh, không chứa tạp chất độc hại, đã tiệt trùng, chỉ sử dụng 1 lần, do đó ngăn ngừa được sự lây nhiễm các bệnh như viêm gan B, HIV, lậu, giang mai, sùi mào gà, nấm sinh dục,...Mỏ vịt thăm khám MPV có độ trơn láng cao, độ dẻo lớn, không gây trầy xước niêm mạc hoặc gãy vỡ dụng cụ trong quá trình khám bệnh. Nhựa PP trong mỏ vịt MPV dẫn nhiệt kém, không gây sốc do lạnh ở bệnh nhân. Đặc biệt, chi phí cho một lần sử dụng cũng rất hợp lý, các chị em khi đi khám phụ khoa nên yêu cầu được sử dụng mỏ vịt MPV tránh cho những hậu quả lây nhiễm đáng tiếc.

“Một hành động nhỏ, ngăn ngừa nhiều nguy cơ lớn” để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình chị em phụ nữ cần lưu ý tìm hiểu sử dụng những biện pháp thăm khám, điều trị an toàn nhất. Đơn giản như quyền được sử dụng mỏ vịt thăm khám MPV không đau, nhẹ nhàng, đảm bảo thăm khám phụ khoa dễ dàng thay vì sử dụng mỏ vịt kim loại được sử dụng cho nhiều bệnh nhân.

Khi nào cần đi khám phụ khoa?

Bệnh phụ khoa là căn bệnh phổ biến thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 18 đến 25, và là căn bệnh phổ biến và xảy ra ở hầu hết nữ giới nên rất nhiều bạn nữ nghĩ đó là hiện tượng bình thường và không đi khám nên đã dẫn nhiều hậu quả khôn lường.
Khi nào cần đi khám phụ khoa?
Khi nào cần đi khám phụ khoa?
Nhưng cũng có những bạn nữ do không biết trình độ nặng nhẹ của bệnh hay hiện tượng như thể nào chứng tỏ mình bị bệnh nên đã không đi khám, khi đi khám thì tình trạng bệnh đã ở giai đoạn nặng. 
Vậy khi nào chị em cần đi khám phụ khoa? Dưới đây các chuyên gia của phòng khám sản phụ khoa cộng đồng sẽ nói cho chúng ta biết. 

1. Kinh nguyệt không đều hoặc liền mấy tháng không có kinh nguyệt
Một trong những vấn đề y tế mà chị em thường bỏ qua nhất là kinh nguyệt không đều. Có nhiều lý do khiến kinh nguyệt của bạn thất thường, có thể do mất cân bằng nội tiết tố, mang thai, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng và thiếu chất...
Kinh nguyệt không đều cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim ở nhiều phụ nữ cùng với nguy cơ vô sinh cao hơn. Tuy nhiên, chị em cũng không cần phải quá hoảng hốt khi thấy kinh nguyệt tự nhiên biến mất thất thường, bởi ngày nay, tình trạng này cũng xảy ra với nhiều chị em. Nhưng để biết chính xác nhất việc kinh nguyệt của mình như vậy có do bệnh tật gì không thì chị em nên đi khám phụ khoa.
Như đã đề cập ở trên, kích thích tố đóng một phần lớn gây ra bất thường này. Nếu bạn đồng thời thấy những dấu hiệu như mụn trứng cá trên mặt thì yếu tố nội tiết càng có nhiều khả năng xảy ra.

2. Nhiễm trùng đường tiểu - nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh dễ xảy ra hơn chúng ta tưởng. Việc thiếu nước đôi khi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: muốn đi tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu chỉ được một ít. Nếu bạn thấy nước tiểu của mình bị đục và có cặn, gợn, đồng thời kèm theo cảm giác đau ở xương sườn thì rất có thể đường tiết niệu của bạn đang gặp trục trặc, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp này tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ tiết niệu để được kiểm tra kĩ lưỡng hơn. Nếu đi khám phụ khoa thì bác sĩ cũng chỉ kê toa thuốc kháng sinh mà thôi.

3. Đau xương chậu và đau khi quan hệ tình dục
Nếu bạn thường bị đau vùng xương chậu, ngay dưới rốn thì nên cẩn trọng. Nếu những cơn đau ngày một nặng hơn, kéo dài hơn 6 tháng hoặc cảm thấy đau trong khi giao hợp thì hoàn toàn là những dấu hiệu cần phải khám ngay.
Nguyên nhân đơn giản của tình trạng này có lẽ do bạn có quan hệ tình dục quá thô bạo hoặc làm việc quá nhiều. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính. Các chuyên gia và bác sĩ mới là người có thể đưa ra những nguyên nhân chính xác nhất cho trường hợp đau xương chậu ở phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành xét nghiệm pap smear để chắc chắn rằng bạn có bị ung thư hay không?
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh dễ xảy ra hơn chúng ta tưởng.

Khám phụ khoa, nữ sinh 'bắt đền' bác sĩ vì mất trinh

Để có tiền trang trải cuộc sống, N.T.Y, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội sẵn sàng biến mình thành "nạn nhân" để lấy cớ tống tiền phòng khám tư với giá 120 triệu đồng. Thế nhưng cô đâu biết rằng, việc tống tiền ấy đã biến cô trở thành tội phạm.

Cố tình trở thành nạn nhân?
Đã lâu rồi tôi mới có dịp ghé qua Văn phòng luật Interla (phố Vọng, Hà Nội) để thăm luật sư Trương Quốc Hoè, Trưởng văn phòng. Bên ấm trà nóng, tôi được anh kể cho nghe hành vi tống tiền phòng khám tư có một không hai của Y., nữ sinh viên một trường đại học lớn ở Hà Nội.
Cũng như những cô bạn khác của mình, đang học năm thứ 2 đại học, Y. cũng tìm cho mình được một người yêu lý tưởng. Đó là T.  (Việt Trì, Phú Thọ), một chàng trai hào hoa, con nhà giàu, hơn cô 2 tuổi. Từ ngày có người yêu, những ngày lên thư viện đọc tài liệu của Y. biến thành những ngày lang thang quán xá. Những địa điểm: Quán bar, nhà hàng, những nơi cô chưa từng đặt chân đến thì nay lại là chốn dung thân hàng ngày.
Chỉ trong thời gian ngắn, việc học hành của cô giảm sút hẳn, có kỳ, cô phải học lại mất hai môn chuyên ngành. Nhiều đêm lê tấm thân mệt mỏi về nhà, Y. chỉ biết lăn ra giường ngủ một giấc dài đến tận sáng hôm sau mà quên mất các buổi lên giảng đường. Tuy nhiên, Y. không thể bỏ những buổi đi chơi thâu đêm suốt sáng với T. bởi cô quá yêu T. Hơn nữa, những gì quý giá nhất của người con gái, cô đã bị T. lấy đi trong một lần say rượu cách đây 2 tháng.
Hôm ấy, vừa đi học về, cô nhận được điện thoại của T. nói sẽ qua đón cô đi bar. Được đi chơi cùng người yêu, Y. như quên hết mệt mỏi của một ngày học hành vất vả. Mặc chiếc váy mới mua vào người, Y. thấy mình rực rỡ hẳn lên. Khác với những lần đi bar trước, lần này chỉ có cô và T.. Sau khi gọi hai ly rượu nặng, T. bảo Y. uống cho khoẻ hơn. Thế nhưng Y. đâu ngờ ly rượu ấy đã bị T. bỏ thêm một loại thuốc kích thích vào. Rượu vào đến đâu, Y. cảm thấy cơ thể mình nóng bừng, rạo rực đến đó.
Nở nụ cười đẹp nhất có thể, T. ghé tai Y. rủ đi nhà nghỉ. Trong trạng thái lâng lâng, không làm chủ được bản thân, Y. gật đầu đồng ý. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Y. giật mình hoảng sợ khi thấy mình đang ở một căn phòng lạ và mình đã biến thành phụ nữ kể từ đêm qua. Sau lần ấy, T. còn đòi hỏi thêm Y. vài lần, sau đó đá Y. đi như đá một quả bóng.
Ảnh minh hoạ
Nói đến đây, luật sư Hoè tâm sự: "Kể ra cũng tội cho Y., từ đầu đến cuối, Y. chỉ là nạn nhân mà thôi". Sau khi T. nói lời chia tay được gần 1 tháng,  Y. phát hiện mình có biểu hiện của bệnh phụ khoa. Để đảm bảo sức khoẻ của mình, Y. quyết định đi khám. Ngại khám ở bệnh viện, Y. chọn một phòng khám tư. Sau khi làm thủ tục khám chữa bệnh, vào gặp bác sỹ, Y. mô tả lại bệnh lý của mình, Y. được đưa vào phòng, khám siêu âm bằng hình ảnh.
Theo thói quen thông thường, bác sỹ mời Y. nằm lên giường bệnh, sau đó sử dụng kỹ thuật khám siêu âm đầu dò với mong muốn chẩn đoán chính xác bệnh cho bệnh nhân. Trong quá trình đưa đầu dò vào, Y. không hề có biểu hiện lâm sàng như đau đớn liên quan đến việc mất trinh. Khám xong, bác sỹ kết luận Y. mắc bệnh phụ khoa và kê đơn thuốc điều trị. Tuy nhiên, khám xong buổi sáng, buổi chiều Y. quay lại phòng khám để "bắt đền" bác sỹ vì bị mất trinh trong quá trình khám bệnh.
Tội phạm... tống tiền!
Trở lại phòng khám vào buổi chiều, Y. dẫn theo một người phụ nữ trung niên. Người phụ nữ này xưng danh là bác sỹ của một bệnh viện trực thuộc quân đội. Xưng danh xong, người phụ nữ tự xưng bác sỹ yêu cầu được gặp Trưởng phòng khám để đề nghị phòng khám phải có trách nhiệm bồi thường cho nữ sinh viên Y. 120 triệu đồng "vì rách màng trinh trong quá trình khám".
Sau khi nghe Y. cùng người phụ nữ kia kể lại quá trình khám bệnh để xảy ra tình huống kia, trưởng phòng khám xin lỗi Y., sau đó đề nghị Y. lên thanh tra sở Y tế lấy giấy giới thiệu đi giám định lại xem có đúng bị mất trinh do khám bằng đầu dò không. Bởi lúc này, Y. khẳng định vùng kín của mình hiện rất đau đớn, chắc chắn bị rách màng trinh khi khám.
Nếu đúng có chuyện Y. bị rách màng trinh trong quá trình khám bằng đầu dò, phòng khám sẽ chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bệnh nhân Y. nhất quyết không chịu đi khám, luôn miệng đòi phòng khám phải bồi thường.
Để đảm bảo quyền lợi cho chính mình và cho bệnh nhân Y., trưởng phòng khám còn ra sức giải thích: Quy định khám rách màng trinh diễn ra trong vòng 3 ngày, nếu quá 3 ngày, các kết luận không còn độ chính xác. Tuy nhiên không bên nào nhường bên nào, xung đột xảy ra, bệnh nhân và người tự xưng bác sỹ trở về, hẹn sáng mai tới nói chuyện tiếp.
Sáng hôm sau, bệnh nhân Y. và người phụ nữ kia quay lại phòng khám gặp lãnh đạo phòng khám. Tại đây, bệnh nhân Y. dứt khoát không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình là đi giám định, do đó không có căn cứ để phòng khám bồi thường. "Sau khi giải thích cặn kẽ và coi Y. là bị hại, tôi bảo Y. nên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thì mới có căn cứ bồi thường, nhưng Y. vẫn không chịu.
Nghe vậy tôi nói với Y.: "Nếu em không chứng minh mình là người bị hại, em có thể trở thành tội phạm do có hành vi tống tiền phòng khám. Với số tiền 120 triệu đồng, xét theo khoản 2, Điều 133, em có thể bị phạt từ 7 - 15 năm tù". Nghe tôi nói xong, Y. yêu cầu phòng khám bồi thường… 50 triệu đồng". 50 triệu đồng không phải là số tiền lớn, xong đây là một yêu cầu quá vô lý, Trưởng phòng khám không chấp nhận vì không có căn cứ.
Ngày hôm sau, bệnh nhân Y. tiếp tục rút số tiền bồi thường xuống còn 30 triệu đồng. Lúc này, bệnh nhân kể cho mình nghe hoàn cảnh bi đát của mình, người yêu bỏ, cha mẹ ở quê biết con gái đua đòi theo chúng bạn nên đã cắt tiền ăn học hàng tháng. Trong khi đó, chỉ còn hơn một năm nữa ra trường, thế nên để có tiền học cho xong, Y. mới làm liều.
Nghe Y. nói vậy, trưởng phòng khám đồng ý cho Y. 20 triệu đồng bởi trong chuyện này, phòng khám cũng có lỗi bởi theo quy định của luật Khám chữa bệnh, trong trường hợp sử dụng kỹ thuật cao khám chữa bệnh, phải có sự đồng ý của bệnh nhân. Áp dụng vào trường hợp dùng đầu dò để khám cho Y. mà không hỏi ý kiến của Y. là sai bởi Y. chưa có gia đình.
Nếu vụ việc vỡ lở, phòng khám mất uy tín và sẽ bị xử phạt hành chính 15 triệu đồng theo quy định của pháp luật. Đây cũng là một bài học đắt giá cho phòng khám tư nọ, không nên chủ quan mà bỏ qua các công đoạn trong quá trình khám chữa bệnh.                

Đi khám phụ khoa cần lưu ý những gì

Trước khi đi khám phụ khoa, chị em nên lưu ý gì?

- Kế hoạch khám phụ khoa của bạn nên hoãn lại nếu bạn đang ở trong chu kỳ nguyệt san. Bởi vì máu kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

- Bạn không nên quan hệ tình dục hay có bất cứ điều gì chèn vào âm đạo của bạn 1-2 ngày trước khi bạn khám phụ khoa.
 

- Các chị em không nên thụt rửa âm đạo trong ít nhất 24 giờ trước khi đến thăm khám bác sĩ phụ khoa. Để có kết quả xét nghiệm chính xác hơn, bạn không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm vệ sinh dành cho âm đạo nào bởi vì chúng có thể che giấu nhiều dấu hiệu bất thường từ âm đạo.

- Lập một danh sách các câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ phụ khoa của bạn. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn để hỏi bác sĩ tất cả những vấn đề bạn đang quan tâm trong cuộc thăm khám.

- Hỏi bác sĩ xem bạn có thể có cho thêm một người bạn thân vào cùng phòng khám không nếu bạn nghĩ rằng điều này giúp bạn thoải mái hơn.


Khi nào thì phụ nữ nên bắt đầu đi khám phụ khoa?

Trừ khi bạn có một vấn đề về sức khỏe, còn lại bạn cần phải thực hiện bắt đầu đi khám phụ khoa 3 năm sau khi bạn có quan hệ tình dục lần đầu tiên hoặc khi bạn 21 tuổi tuỳ điều kiện cụ thể của bạn.

Trước khi bước vào độ tuổi sinh nở, những phụ nữ trẻ thường được khuyến khích thăm định kỳ với các bác sĩ sản phụ khoa. Trong các chuyến thăm tới bác sĩ phụ khoa của mình, bạn có thể đặt câu hỏi và nói chuyện với bác sĩ về sự thay đổi của cơ thể hoặc những mối quan tâm về các hiện tượng tâm sinh lý trên cơ thể.

Bên cạnh đó, khi đi khám phụ khoa, các chị em cũng trải qua những cuộc thăm khám và các xét nghiệm để chắc chắn rằng sự phát triển của cơ thể hoặc những vấn đề chị em đang mắc phải là bình thường. 


Làm thế nào để biết mức độ bản thân phải khám phụ khoa?

Sau khi bạn có chuyến thăm khám phụ khoa lần đầu tiên, bác sĩ phụ khoa sẽ cho bạn biết tần suất mà bạn nên thường xuyên ghé thăm bác sĩ phụ khoa. Tần suất khám phụ khoa như thế nào tùy thuộc vào sức khỏe hoặc bệnh tật bạn có. 

Bạn có thể thường xuyên phải thăm khám phụ khoa nếu bạn có:

- Những kết quả thử nghiệm khí hư bất thường trước đó.

- Có vấn đề với sức khỏe tình dục.

- Tiền sử gia đình có bệnh ung thư.


- Bạn nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc đối tác của bạn nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bị nhiễm trùng.

- Viêm âm đạo tái phát.

- Trong một số trường hợp, khám phụ khoa là cần thiết để giúp bạn kiểm soát sinh bằng những biện pháp tránh thai bạn cần. Ví như thuốc tránh thai, vòng tránh thai, tiêm hormone... Việc khám phụ khoa là hành động cần thiết để chèn một vòng tránh thai... nếu bạn muốn tránh thai.

Khi nào thì nên phải liên hệ với bác sĩ phụ khoa?

Liên hệ với bác sĩ phụ khoa nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản hoặc nếu bạn có bất cứ triệu chứng bất thường nào:

- Máu, dịch xả âm đạo thay đổi.

- Đau nhiều hoặc khó chịu trước kỳ kinh.


- Đau, sưng, hay kích thích âm hộ, âm đạo.

- Xuất hiện vết loét, cục, hoặc ngứa âm hộ hay âm đạo.

- Âm đạo hoặc vùng chậu đau bất thường, nghiêm trọng.

Những triệu chứng trên đây có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc báo hiệu tình trạng nghiêm trọng có thể cần phải điều trị. Vì thế, nó tốt nhất để bạn nên được kiểm tra càng sớm càng tốt.

Bạn nên khám phụ khoa ở đâu?


Bạn có thể đến thăm khám phụ khoa tại các bệnh viện, trung tâm y tế địa phương, một phòng khám tư hoặc từ một bác sĩ phụ khoa tư nhân.

Khám phụ khoa chuyện không thể bỏ qua

Hai vợ chồng khỏe mạnh, sinh hoạt đều đặn mà vẫn chưa có con khiến chị Diễm lo lắng lắm.

Chuyện không thể bỏ qua
Kết hôn được hơn 1 năm, nhưng chị Diễm thấy mình vẫn chưa bầu bí. Sốt ruột quá, cả hai bên gia đình cùng mong. Hai vợ chồng vẫn sinh hoạt đều đặn, khỏe mạnh bình thường, “tuổi trẻ tài cao” nên chẳng hiểu có vấn đề gì.
 
Ở công ty có đợt kiểm tra sức khỏe tổng quát, Diễm mới biết mình bị viêm cổ tử cung lộ tuyến. Bác sỹ dặn: “Đây là tổn thương lành tính nhưng sự nguy hiểm của lộ tuyến có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung như các bệnh qua đường tình dục... Với những nguy cơ như thế, viêm cổ tử cung lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và việc điều trị là cực cần thiết”.
Sau đợt khám đó, Diễm phải đi điều trị, “đốt” 2 lần mà vẫn chưa điều trị dứt điểm hẳn bệnh này.
Lấy chồng rồi, sinh con rồi, Hường thường cười khẩy khi thấy bọn bạn rủ nhau đi khám phụ khoa. “Phải như tao đây này, sinh con khỏe mạnh, chiều chồng vẫn tốt, chẳng bao giờ phải khám xét gì. Chỉ cần mua lọ Lactacyd về rửa vèo một cái là ổn”.
Rồi đợi mãi sinh đứa con thứ 2 không được, vùng kín bị ngứa, gây mùi khó chịu và đau rát mỗi khi gần chồng, Hường mới tá hỏa, hỏi kinh nghiệm đi khám phụ khoa. Kết quả điều trị 5 tháng rồi mà Hường vẫn chưa qua khỏi “kiếp nạn” nhiễm nấm.
 
Các chị em cực ngại khám phụ khoa
Cực ngại đi khám phụ khoa
Các chị em lười đi khám phụ khoa cũng chỉ vì lười và ngại. Hơn nữa, ai cũng chủ quan rằng mình khỏe re thế, chẳng có lý do gì bị thế này, thế kia. Chỉ khi nào vùng kín có vấn đề: quá ngứa, quá đau rát, mùi không chịu được, chị em mới lo lắng nghĩ tới chuyện đi khám. Hầu hết, các phòng khám phụ khoa đều do bác sỹ nam chủ trì khiến nhiều chị em không ngần ngại “bỏ của chạy lấy người”.
Ngại cho mọi người biết bệnh của mình. Đó là tâm lý chung của hầu hết các chị em. Nhiều người tự ra hiệu thuốc, hỏi kinh nghiệm của những người bán hàng và mua thuốc về uống, tự điều trị.
Theo bác sỹ Mai Trọng Hưng (BV Phụ sản Hà Nội), khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các trường hợp viêm nhiễm và những bất thường của hệ thống sinh dục. Việc điều trị sau sẽ dễ dàng, ít tốn kém. Quan trọng hơn, người phụ nữ khám phụ khoa định kỳ bảo vệ được sức khỏe của mình, giúp phát hiện sớm và tránh ung thư phần phụ.
Đối với các chị em từ 35 tuổi trở lên và các chị em có triệu chứng nghi ngờ, cách khám phụ khoa định kỳ và phết tế bào âm đạo là cách duy  nhất và đơn giản để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Khám phụ khoa cũng là dịp để chị em được tư vấn về các vấn đề sức khỏe như: vệ sinh phụ nữ, cách phòng ngừa bệnh phụ khoa, rối loạn tâm lý thời kỳ tiền mãn kinh và cách điều chỉnh...
 

Các bước khám phụ khoa cơ bản các chị em nên biết

Chia sẻ về các bước khám phụ khoa để các bạn có thể hiểu rõ hơn quy trình khám phụ khoa 
Khi đi khám phụ khoa, bạn sẽ nhận được lời yêu cầu cởi quần áo từ bác sĩ. Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu nằm xuống trên bàn và để chân trên thanh gác chân ở cuối bàn khám.

Sau đó, bạn phải trượt và chuyển động hông của bạn xuống một cách từ từ nhẹ nhàng đến các cạnh cuối cùng của chiếc bàn khám. Bác sĩ phụ khoa sẽ yêu cầu đầu gối của bạn trải rộng ra hơn.

Thời điểm này, bạn nên thư giãn càng nhiều càng tốt. Đặc biệt, bạn nên thư giãn mông, bụng và các cơ âm đạo của bạn. Chúng sẽ làm cho bạn thoải mái hơn và quá trình khám cũng nhanh chóng hơn.




"Bật mí" 4 bước khám phụ khoa cơ bản mà các chị em nên biết

1. Khám bên ngoài vùng kín

Đầu tiên, các bác sĩ phụ khoa sẽ thăm khám và xem xét các nếp gấp ở âm hộ và âm đạo của bạn. Đây là một bước cơ bản đầu tiên khi các chị em đi khám phụ khoa.

Tuy nhiên điều này lại rất cần thiết vì chúng giúp kiểm tra xem bạn có các dấu hiệu của u nang, xả dịch âm đạo, mụn cóc sinh dục, bị ngứa hoặc các triệu chứng khác không đấy!

2. Khám bằng phễu soi mỏ vịt

Tiếp đó, bác sĩ phụ khoa sẽ nhẹ nhàng đưa một mỏ vịt bôi trơn vào âm đạo của bạn. Phễu soi mỏ vịt này được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để tách các ngóc ngách của âm đạo ra và xem xét.


Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đôi chút khó chịu nhưng không gây đau đớn cho bạn nhiều. Hãy nói cho bác sĩ phụ khoa biết những bất thường ở âm đạo nếu bạn đang cảm nhận thấy nó. Khi ấy bác sĩ chỉ cần điều chỉnh kích thước hay vị trí của mỏ vịt đến vị trí bạn yêu cầu để thăm khám và xem xét.

Nếu bạn muốn nhìn thấy cổ tử cung của bạn, hãy nói điều này với bác sĩ phụ khoa. Họ có thể cho bạn nhìn thấy chúng lúc này bằng cách sử dụng một tấm gương soi.

Các bác sĩ phụ khoa sau đó sẽ sử dụng một chiếc thìa nhỏ hoặc bàn chải nhỏ để lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ cổ tử cung của bạn. Mẫu này sẽ được tiến hành làm xét nghiệm Pap để xem bạn có bất kỳ dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung không.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, hãy nói cho bác sĩ phụ khoa biết. Bác sĩ có thể sử dụng một tăm bông để lấy một mẫu chất dịch nhầy chảy ra từ cổ tử cung của bạn. Mẫu dịch này sẽ được mang đi thử nghiệm để khẳng định bạn có đang bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay không.

3. Kiểm tra bằng 2 tay

Trong bước 3 này, bác sĩ phụ khoa sẽ chèn thêm một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn vào âm đạo của bạn.



Trong khi đó, một tay kia của bác sĩ phụ khoa cũng nhẹ nhàng ấn vào bụng dưới của bạn. Đây là một cách để kiểm tra và phát hiện những vấn đề sau:

- Kích thước, hình dạng và vị trí tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc cách lựa chọn biện pháp tránh thai của bạn

- Tử cung mở rộng - có thể là bạn đang mang thai hoặc u xơ tử cung

- Đau - có là nhiễm trùng hoặc các điều kiện khác

- Sưng ống dẫn trứng - có thể là mang thai ngoài tử cung

- Mở rộng buồng trứng, u nang, hay các khối u

4. Kiểm tra trực tràng

Bác sĩ có thể đặt một ngón tay đã đeo găng vào trực tràng. Hành động này sẽ giúp kiểm tra các cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn của bạn.

Ngoài ra, chúng cũng giúp kiểm tra để xem có khối u phía sau tử cung, trên ngóc ngách dưới của âm đạo, hoặc trong trực tràng của bạn hay không nhé!



Một số bác sĩ phụ khoa còn đặt một ngón tay vào sâu trong âm đạo của bạn. Điều này cho phép họ kiểm tra các mô ở giữa âm đạo toàn diện hơn.

Các chị em có thể cảm thấy như bạn cần đi tiêu trong phần kiểm tra này. Điều này chỉ là bình thường và chỉ kéo dài vài giây.

Chị em nào đã từng đi khám phụ khoa thì chắc hẳn sẽ biết tường tận những bước trên cụ thể rồi. Nào hãy cùng chia sẻ với những chị em còn chưa một lần vượt qua ngại ngần để đi khám phụ khoa nhé!

Các bước khám phụ khoa cần biết

Không phải cứ đi khám phụ khoa là sẽ bị rách màng trinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng màng trinh của bạn để có cách thức khám phù hợp nhất
Bác sĩ ơi, sắp tới công ty em có đợt khám sức khỏe tổng quát và yêu cầu phải khám cả phụ khoa. Em năm nay dù đã 23 tuổi nhưng chưa từng đi khám phụ khoa lần nào nên em rất lo lắng. Em nghe nói khám phụ khoa nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến rách màng trinh. Đây là điều làm em lo sợ nhất.

Nhưng vì không thể bỏ khám sức khỏe được nên em càng lo lắng hơn. Xin cho em hỏi, nếu khám phụ khoa thì bác sĩ sẽ khám thế nào? Và  làm cách nào để khám phụ khoa thoải mái nhất?  Em xin cảm ơn bác sĩ! (Thùy Hạnh)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Thùy Hạnh thân mến,

Khám phụ khoa thực chất không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Với các bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao thì việc khám này diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Hơn nữa, khám phụ khoa là điều hết sức cần thiết với chị em phụ nữ, cho dù chị em đã kết hôn hay chưa có gia đình, đã có quan hệ tình dục hoặc chưa từng "quan hệ".

Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng.

Khám phụ khoa tổng quát gồm khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung, chỉ tốn từ 5-10 phút. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung…) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư, viêm âm đạo…

Điều chị em cần biết về các bước khám phụ khoa 1
Khám phụ khoa thực chất không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Ảnh minh họa

Khám phụ khoa giúp chị em biết được tình hình sức khỏe của "vùng kín", sức khỏe sinh sản của mình, những biểu hiện hoặc nguy cơ bệnh ở "vùng kín" nếu có. Việc này rất quan trọng vì nếu đi khám phụ khoa thường xuyên, chị em sẽ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ khỏi bệnh cao. Nhiều chị em không đi khám phụ khoa đã dẫn tới hậu quả là mắc bệnh ở cơ quan sinh sản mà không biết, khiến cho bệnh ngày càng nặng, chữa trị mất nhiều thời gian và tiền bạc mà hiệu quả lại không cao.

Không phải cứ đi khám phụ khoa là sẽ bị rách màng trinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng màng trinh của bạn để có cách thức khám phù hợp nhất.

Một số điều bạn cần biết khi đi khám phụ khoa để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn là:

- Nên giải tỏa tâm lý lo lắng trước khi đi khám phụ khoa.
- Vệ sinh sạch sẽ, nhất là "vùng kín" để việc kiểm tra được thuận tiện.
- Bác sĩ sẽ phải kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu. Bác sĩ sẽ chỉ làm những gì cần thiết và việc làm này của họ là rất bình thường.
- Có thể bác sĩ sẽ phải trích máu để làm các xét nghiệm cần thiết nếu có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ bệnh.
- Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng một cái mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để khám.
- Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi thứ vẫn bình thường.
- Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (sau khi đi găng tay bôi trơn).
- Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí hay không.
- Kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu thường có ngay sau 30 phút hoặc vài tiếng tùy nơi làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung có sau vài ngày.
- Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ còn kiểm tra xem có bất thường ở ngực hay không.

Bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một năm một lần. Từ năm 21 tuổi hoặc 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, bạn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear) để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sau đó nên xét nghiệm mỗi năm một lần.

Nếu biết được các điều trên, chắc chắn bạn sẽ yên tâm và thoải mái hơn khi đi khám phụ khoa.

Chúc bạn vui khỏe!

Đi khám phụ khoa cần biết những gì?

Blog khám phụ khoa sẽ chia sẻ các điều bạn cần biết khi đi khám phụ khoa


Em năm nay 25 tuổi và sắp lập gia đình. Em muốn đi khám phụ khoa trước khi kết hôn để sớm có em bé. Hiện nay có rất nhiều cơ sở khám phụ khoa nhưng em không biết các cơ sở đó có tốt như quảng cáo hay không? Bác sĩ cho em hỏi, nếu em muốn khám phụ khoa thì nên đi khám ở đâu là tốt nhất và khám phụ khoa thì em phải lưu ý những gì? Em xin cảm ơn! (Thúy Liễu)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Chào bạn Thúy Liễu,


Theo thống kê của bệnh viện phụ sản Hà Nội và bệnh viện phụ sản Trung Ương thì có rất nhiều phụ nữ sau khi kết hôn mới đi khám phụ khoa, trong số đó có những phụ nữ mắc những căn bệnh khó chữa, thậm chí không nên và không được phép mang thai. Tuy nhiên, vì không biết nên họ vẫn có thai bình thường, dẫn đến những hậu quả đáng lo ngại.


Chính vì vậy, tất cả chị em phụ nữ, dù đã có quan hệ tình dục hay chưa, đã kết hôn hay chưa kết hôn đều nên đi khám phụ khoa. Đặc biệt, những phụ nữ trẻ như bạn muốn nhanh chóng có con sau khi kết hôn thì càng không thể bỏ qua việc đi khám quan trọng này. Cho dù bình thường bạn không thấy có những biểu hiện gì khác thường, nhưng sau khi kết hôn bạn cũng nên duy trì thăm khám định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần.



Đi khám phụ khoa
Đi khám phụ khoa
Tất cả chị em phụ nữ, dù đã có quan hệ tình dục hay chưa, đã kết hôn hay chưa kết hôn đều nên đi khám phụ khoa. Ảnh minh họa



Nhiều người chỏ rằng khám phụ khoa rất đau nhưng sự thực thì không phải như vậy. Các bác sĩ thao tác rất nhanh vì vậy bạn chỉ có thể cảm thấy hơi khó chịu ở phía dưới. Và đặc biệt, khám phụ khoa không làm rách màng trinh của bạn.


Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều cơ sở khám sản phụ khoa được mở, tuy nhiên không thể khẳng định cơ sở nào là tốt nhất. Để đảm bảo và yên tâm nhất, bạn nên đến 1 trong 2 bệnh viện phụ sản lớn ở Hà Nội: Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và bệnh viện Phụ sản Hà Nội để được tư vấn và làm các xét nghiệm.


Bạn cần lưu ý một số điều sau khi muốn đi khám phụ khoa:


- Không nên đi khám khi đang trong ngày "đèn đỏ", trừ những trường hợp thật đặc biệt hoặc bác sĩ chỉ định mới khám vào những ngày này.


- Không quan hệ tình dục hoặc chèn bất cứ thứ gì vào âm đạo trước ngày khám phụ khoa.


- Không thụt rửa hoặc dùng sản phẩm vệ sinh nào trong vòng 24 giờ trước khi đến khám phụ khoa.


- Trừ khi bạn có một vấn đề về sức khỏe (có dấu hiệu bất thường ở "vùng kín"), còn lại bạn cần phải thực hiện bắt đầu đi khám phụ khoa 3 năm sau khi bạn có quan hệ tình dục lần đầu tiên hoặc khi bạn 21 tuổi tuỳ điều kiện cụ thể của bạn.


Chúc bạn hạnh phúc!

Chưa có chồng nên không dám đi khám phụ khoa

Khám phụ khoa và lo lắng khi chưa có chồng nhất là các bạn sợ bị mất màng trinh dưới đây là các thông tin sẽ phần nào giải đáp cho các bạn:

Chu kì kinh nguyệt đúng là có lúc rất đều đặn, có lúc lại thất thường nhưng trường hợp thất thường đến vài năm như của bạn thì rõ ràng là dấu hiệu cảnh báo không tốt.
Em năm nay 22 tuổi, có kinh nguyệt từ năm 16 tuổi. Nhưng kinh nguyệt của em luôn thất thường từ đó đến nay, có khi 2, 3 tháng một lần, lâu nhất là 6 tháng. Em định đi khám nhưng nghe mọi người nói chưa có chồng thì không nên tránh xâm phạm đến "vùng kín" để tránh rách màng trinh nên em cúng sợ và không dám đi khám.
 
Hiện tại em đang uống thuốc và thấy có tiến triển, kinh nguyệt ra đều. Nhưng nếu như dừng uống 1 đến 2 tuần thì kinh nguyệt lại mất. Mong các chuyên gia tư vấn có thể có thể cho em lời khuyên. Em nên tiếp tục uống thuốc hay đến bệnh viện khám và chấp nhận bị mất màng trinh? Em xin chân thành cảm ơn! (Saobien@....)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Chào bạn Saobien,

Chu kì kinh nguyệt đúng là có lúc rất đều đặn, có lúc lại thất thường nhưng trường hợp thất thường đến vài năm như của bạn thì rõ ràng là dấu hiệu cảnh báo không tốt.

Bình thường, người phụ nữ bắt đầu có kinh từ khoảng 13-16 tuổi, mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi. Chu kỳ kinh trung bình từ 28-35 ngày. Mỗi kỳ kinh ra máu kéo dài 3-4 ngày. Lượng máu mất mỗi chu kỳ 50-100 ml.

Chưa có chồng nên không dám đi khám phụ khoa 1
Khám phụ khoa không làm mất trinh. Ảnh minh họa

Rối loạn kinh nguyệt là một từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt, cho dù là ở thời kì bắt đầu có kinh, mãn kinh, hoặc ở bất kì thời điểm nào trong cuộc đời người phụ nữ. Rối loạn chu kì kinh nguyệt có thể bao gồm: số ngày có kinh ngắn hoặc dài hơn bình thường, lượng máu kinh nhiều hoặc ít hơn bình thường, máu kinh không đều, xuất hiện nhỏ giọt nhưng kéo dài ngày... Rối loạn kinh nguyệt chiếm 1/3 các lý do đến khám tại các phòng khám phụ khoa.

Hiện tượng kinh nguyệt không đều như bạn gặp phải cũng được coi là một trong số những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ví dụ như môi trường sống, cách sống, điều kiện làm việc, chuyện tình cảm riêng tư... Những điều kiện này tạo ra các áp lực cho cơ thể, dẫn đến các rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt.

Nếu bạn cảm thấy kinh nguyệt chỉ đều trong thời gian dùng thuốc thì bạn càng nên đi khám lại tại các cơ sở chuyên khoa phụ sản nhé. Bạn không cần phải lo lắng quá đến trường hợp khám phụ khoa có thể làm mất trinh bởi việc khám, kiểm tra sẽ chỉ ở đúng những “nơi” cần khám chứ không tác động đến màng trinh nếu không cần thiết. 

Các y bác sĩ sẽ có trách nhiệm không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe, cơ thể và tâm lý của người bệnh. Trong một số trường hợp, nếu cần thiết phải xử lý có liên quan đến màng trinh, bác sĩ sẽ thông báo để chờ sự quyết định của bệnh nhân. Nếu ở Hà Nội, bạn có thể đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương hoặc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhé.

Chúc bạn vui khỏe!

Khám phụ khoa không có gì phải lo lắng

Khám phụ khoa không có gì mà phải lo lắng cả. Tất cả phụ nữ ở tuổi 15 trở lên đều nên khám phụ khoa để sớm phát hiện bệnh ung thư ngay giai đoạn đầu (nếu bị).


Rất nhiều chị em ngại đi khám phụ khoa vì có tư tưởng khám phụ khoa là việc vô cùng ghê gớm. Dù chưa biết thực hư thế nào nhưng có những tin đồn thất thiệt về khám phụ khoa vẫn cứ "hồn nhiên" phát tán qua miệng của chị em, ví dụ như còn trinh mà đi khám phụ khoa thì sẽ bị mất trinh... 
Đi khám phụ khoa
Đi khám phụ khoa
Thực ra, khám phụ khoa không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Thủ tục khám này thậm chí còn rất cần thiết, kể cả với chị em chưa hề hay là đã có quan hệ tình dục rồi.
Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng.
Khám phụ khoa tổng quát gồm khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung, chỉ tốn từ 5 đến 10 phút. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung…) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư…
Điều quan trọng là tất cả phụ nữ ở tuổi 15 trở lên đều nên khám phụ khoa để sớm phát hiện bệnh ung thư ngay ở giai đoạn đầu (nếu bị).

Khám phụ khoa bao nhiêu lần là đủ?

Bao lâu thì bạn đi khám phụ khoa một lần? Bạn nhầm lẫn giữa việc cần phải đi khám phụ khoa với nghĩa vụ phải đi? Hay là bạn thường xuyên đi khám sức khỏe phụ nữ?

Việc đi khám phụ khoa không nhất thiết phải cần có lý do, hãy hiểu đơn giản rằng đó là một trong những điều cần thiết mà chị em phải làm, vì nó là một cách cực kì quan trọng để chăm sóc bản thân và để đảm bảo rằng chị em hoàn toàn khỏe mạnh.
Vì vậy, chị em nên khám phụ khoa như thế là hợp lý nhất?
Và xem thêm: khi nào cần đi khám phụ khoa để biết thêm thông tin
Nói chung, từ thời điểm mà bạn có sinh hoạt tình dục hoặc nếu không thì khi bước sang tuổi 21 (tùy theo trường hợp nào xảy ra trước nào đến trước), chị em nên đi khám phụ khoa ít nhất một lần một năm. Mỗi lần đi khám phụ khoa hàng năm, bạn nên khám phụ khoa và xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung). Khám phụ khoa bao gồm kiểm tra ngực và âm đạo của bạn.
Khi khám ngực, các bác sĩ sẽ dạy bạn làm thế nào để tự kiểm tra các bất thường ở ngực của mình, nhưng điều này không có nghĩa là hàng năm bạn không nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn. Trong các xét nghiệm Pap smear, chị em sẽ được kiểm tra các tế bào tiền ung thư và các bất thường khác để sớm biết những nguy cơ gây ung thư.
Nếu bạn không sinh hoạt tình dục, hoặc có một mối quan hệ một vợ một chồng, thì các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đi khám phụ khoa hai năm một lần, nhưng tốt nhất nên thảo luận trước với các bác sĩ, đề phòng trường hợp chị em gặp những bất thường trong hệ sinh sản.
Đối với một số bệnh có thể đơn giản chị em chỉ cần đi khám ở các bác sĩ bình thường.
Tuy nhiên, trong một số điều kiện, khi thấy các trieeujc hứng khác lạ thì chị em nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa càng sớm càng tốt. Đó là: đột nhiên trở nên rất đau đớn và nặng nề trong người, đau nhói trong khu vực xương chậu, mất kinh không rõ lý do và khó khăn trong việc mang thai.
Mặt khác, những triệu chứng khác như đi tiểu đau đớn cũng có thể là một dấu hiệu của một nhiễm trùng bàng quang, nhưng bệnh này có thể không nhất thiết phải khám ở phòng khám phụ khoa.
Sau khi bạn đến tuổi 40, chị em cần nhận thức rằng, việc chụp quang tuyến vú là vô cùng cần thiết, nhất là khi gia đình bạn có lịch sử bị ung thư vú. Thảo luận điều này với bác sĩ để tìm ra các điều trị tốt nhất đối với tình hình của bạn.
Các tin tốt:
Trong khi hầu hết các dạng ung thư phụ khoa là rất nghiêm trọng, hầu hết trong số chúng có thể được xử lý nếu phát hiện ra sớm. Vì lý do đó mà việc đi khám phụ khoa một cách thường xuyên là rất quan trọng. Tử cung, cổ tử cung, và ung thư buồng trứng đều có thể được điều trị thành công trong rất nhiều trường hợp nếu chúng được phát hiện sớm.
Ngoài ra còn có một số bệnh phụ khoa như u nang, lạc nội mạc tử cung và buồng trứng cũng có thể được điều trị nếu bạn nói chuyện với bác sĩ phụ khoa kịp thời điểm, hay ít ra thì các bác sĩ có thể giúp quản lý các cơn đau.
Vì vậy, việc đi khám phụ khoa là hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên để điều trị trong hiện tại và ngăn ngừa bệnh tật trong tương lai.
                                                                                                 Theo: blog kham phu khoa