ShareThis

Tìm kiếm dễ dàng

Chuyện ở phòng khám phụ khoa: Bác sĩ ơi cứu con!

“Bác sĩ giúp vá lại màng trinh với. Cháu và người yêu chưa bao giờ làm chuyện ấy, nhưng cháu mới mổ u nang buồng trứng. Cháu có đặt ống thông tiểu, mà như thế thì rách mất màng trinh rồi”, cô gái 24 tuổi hốt hoảng nói.
Theo lời kể của cô gái thì vì sắp lấy chồng nên cô muốn đi làm lại màng trinh. Trong khi đây là người yêu đầu tiên của cô và hai người cũng chưa bao giờ đi quá giới hạn. Dù vậy lúc nào cô cũng đinh ninh rằng mình đã bị rách mất màng trinh vì chót đặt ống thông tiểu khi mổ u nang buồng trứng.
 phòng khám phụ khoa
chuyện khám phụ khoa

Đến khi được hỏi về những bộ phận ở âm đạo, cô gái trẻ chỉ ậm ờ: “Cháu nghĩ ở âm đạo có lỗ vừa để tiểu vừa để làm ‘chuyện ấy’. Thế hai lỗ này không phải một hả bác?”

Đây có lẽ là một trong những bệnh nhân mà bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội) nhớ mãi. “Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của cô gái lúc đấy, tôi thực sự không biết nên khóc hay nên cười. Lỗ tiểu thì chỉ để đi tiểu thôi, chứ đặt ống thông vào đấy làm sao mà rách đến màng trinh được”, bác sĩ Dung nói.

Cũng theo bác sĩ, ngoài chuyện màng trình thì việc dính bầu cũng có rất nhiều “giai thoại”. Có bạn trẻ không biết đâu là cách tránh thai hiệu quả, cho rằng quan hệ bên ngoài hoặc quan hệ xong thì dùng nước coca, nước chanh rửa vùng kín… thì không thể có thai. Ngược lại cũng có những chị em lại bị ám ảnh quá mức của việc mang thai ngoài ý muốn. Trường hợp của Minh, 19 tuổi, ở Hà Nội là một ví dụ.


Hớt hải đến phòng khám, cô gái trẻ nói: “Bác sĩ giúp cháu với, khẩn cấp lắm. Cháu đang đi học nhưng hình như cháu có bầu mất rồi. Bạn trai cháu đã cho tay vào cái lỗ ấy”.

Trong một lần đi chơi vào nửa tháng trước, cô đã để bạn trai cho tay vào “cửa mình”. Dù một mực khẳng định tay anh ấy không dính gì, nhưng vì là lần đầu tiên làm chuyện đó nên cô rất lo lắng sợ dính bầu. Không những thế đã đến ngày đèn đỏ mà vẫn chưa thấy dấu hiệu gì khiến cô càng lo lắng hơn nên mới quyết định đi khám.

“Có bệnh nhân bạn trai chỉ sờ vào ngực đã lo sợ có bầu đến mất ăn mất ngủ. Có người thì lại sợ bị vô sinh vì bạn trai đã dùng tay cho vào âm đạo 6 lần. Không những thế, thậm chí nhiều người đi khám không thể gọi tên chính xác bộ phận mình đến khám là cái gì, mà chỉ đơn giản là ‘ngứa ở chỗ ấy’, ‘đến khám chỗ dưới’…”, bác sĩ Dung chia sẻ.

Điều này cho thấy một thực trạng đáng ngại về kiến thức giới tính, sức khoẻ sinh sản của một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên hiện nay. Vì thế, theo bác sĩ, việc giáo dục cho các em là rất cần thiết, nhằm cung cấp thông tin đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi về các biện pháp tránh thai, hiệu quả và nhược điểm của từng biện pháp để trẻ biết trước khi muốn "thử nghiệm”.

"Bên cạnh đó, cần cả những thông tin về HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt, cần nhấn mạnh trách nhiệm của nam giới về hậu quả của hoạt động tình dục. Nhấn mạnh quyền quyết định của phụ nữ trong quan hệ tình dục cũng như quyền từ chối trong bất cứ tình huống nào. Vì thế trẻ cần được học về các kỹ năng sống để ra quyết định đúng đắn (đồng ý, từ chối, thương thuyết), phản đối áp lực của người khác…", bác sĩ nói.

Tuy nhiên, điều trở ngại hiện nay là ngay cả nhiều người lớn cũng không hiểu hết về giới tính nên không có cách giải thích phù hợp. Kết quả nghiên cứu gần đây của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội tại Hà Nội, TP HCM và 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng địa lý cho thấy, tỷ lệ trẻ từng nói chuyện với bố mẹ về các vấn đề liên quan đến tình dục khi 14 tuổi rất thấp.

Vì vậy chỉ có khoảng 3% người ở độ tuổi này hiểu biết đầy đủ về tình dục, còn có đến hơn 53% là không biết gì.

Vì thế, điểm cốt lõi để nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên chính là nâng cao nhận thức đối với ông bà, cha mẹ, giáo viên… “Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ những kiến thức về giới tính, tình dục. Tuỳ từng lứa tuổi, cha mẹ có thể lựa chọn cách giải thích phù hợp, tránh những kiểu ‘nói cho có’, phi lý như trẻ chui ra từ nách”, bác sĩ Dung chia sẻ.

Khám phụ khoa, có gì mà ngại?

Đặc điểm của phần lớn bệnh phụ khoa là diễn biến rất âm thầm, khi bệnh đã nặng lên mới buộc phải đi khám phụ khoa thì đã muộn, có chữa khỏi cũng mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
Rất nhiều bác sĩ nam giỏi!
Các cô nàng, ngay cả các nàng có chồng rồi, đều co rúm người khi nhìn thấy bác sĩ phụ sản là nam giới. Nhiều nàng còn chọn bác sĩ nữ.

Nhưng cũng như đầu bếp, rất nhiều người tưởng rằng, chỉ phụ nữ mới làm tốt, trong khi thực tế thì có rất nhiều đầu bếp nam nổi tiếng! Trong ngành sản khoa cũng vậy, rất nhiều bác sĩ đầu ngành là nam giới và bạn sẽ phải tiếc, nếu vì quá ngại ngùng mà bỏ qua một bác sĩ giỏi!

Đừng tưởng bác sĩ sản được lời lãi gì khi khám cho các nàng. Một ngày, họ phải tiếp xúc với hàng chục chị em để tìm ra bệnh chứ không phải để ngắm, đó đơn thuần là công việc.

Khi tinh thần chị em không được thoải mái, các khối cơ sẽ co cứng, gây cản trở cho quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Hơn thế nữa, những bệnh phụ khoa lại thường đòi hỏi khám nhiều lần, nếu phải điều trị tại chỗ thì có thể phải đến gặp bác sĩ hàng ngày!

Thế nên, thay vì ngại ngùng, bạn cũng nên coi đó như một việc bình thường, phải làm định kỳ và thả lỏng cơ thể!
6 tháng một lần


Không chỉ khi đã có gia đình mà ngay từ thời thiếu nữ, chị em đã có thể gặp phải những vấn đề ở vùng kín. Các nàng thường nghĩ chưa chồng mà đi khám phụ khoa sẽ gặp nhiều dị nghị, đến khi có chồng con rồi vẫn cứ băn khoăn liệu có nên đi khám hay không.

Và rồi trì hoãn bằng cách cố chịu hoặc tự mua thuốc chữa… Hậu quả của việc làm đó là bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, cũng có khi bệnh giảm đi một thời gian rồi lại bùng lên dữ dội.


Đặc điểm của phần lớn bệnh phụ khoa là diễn biến rất âm thầm. Khi đã nặng lên mới buộc phải đi khám thì đã muộn, có chữa khỏi cũng mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Khám phụ khoa, có gì mà ngại?
Khám phụ khoa, có gì mà ngại?



Khám phụ khoa để bảo vệ sức khỏe cả gia đình. (ảnh minh họa)


Đôi khi, những biểu hiện thoáng qua, không ảnh hưởng hoặc chỉ ảnh hưởng một chút đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày lại là dấu hiệu về các hậu quả nguy hiểm như vô sinh, ung thư cổ tử cung, sảy thai, sinh non, thai lưu…

Trong khi đó, chỉ cần định kỳ đi khám phụ khoa khoảng 6 tháng một lần là có thể kê cao gối ngủ mà không sợ mấy cái bệnh phụ khoa làm phiền.

Trong mỗi lần khám đó, chị em sẽ được kiểm tra để phát hiện xem có viêm nhiễm, u cục gì không và còn được làm xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung. Từ việc làm đơn giản này, những bệnh phụ khoa được lộ diện ngay từ giai đoạn sớm và có thể điều trị triệt để hoặc giảm thiểu tối đa mức độ nguy hiểm.

Nếu không thể đi khám định kỳ thì các nàng cũng cần phải đi khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau: kinh nguyệt không đều, ra khí hư nhiều, bất thường; ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ - âm đạo; cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc đau khi giao hợp.

Để phòng ngừa bệnh phụ khoa

- Đừng quên những việc làm rất đơn giản như vệ sinh sạch sẽ núm vú và vùng kín mỗi ngày, mặc đồ lót vừa vặn bằng vải sợi bông, thay quần lót ít nhất hai lần một ngày và thực hiện vệ sinh trong kỳ kinh, rửa và thấm khô sau khi đi đại tiểu tiện và sau khi ân ái.

- Bệnh phụ khoa rất dễ mắc và lây truyền qua quan hệ tình dục. Vì thế, cần nhắc nhở đức lang quân giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín.

Không chỉ tháp tùng bà xã đi khám phụ khoa mà chính họ cũng cần biết cách phòng và điều trị bệnh!

Khi khám phụ khoa cần chia sẻ những gì?

Hầu hết khi quyết định đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ, nhất là những bạn gái trẻ có thể nói dối bác sĩ vì cảm thấy quá ngại ngần.


Nhưng qua những lần thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm, tôi - một phụ nữ đã có 2 con nhỏ nhận thấy chị em nên tâm sự và thẳng thắn chia sẻ 5 điều quan trọng sau với các bác sĩ phụ khoa của mình.

Những tiết lộ này có thể còn khá ngại ngần và rè rặt với những chị em lần đầu thăm khám phụ khoa hoặc những chị em có tính cách rụt rè. Song chắc chắn các tiết lộ này của bạn không bao giờ thừa và nó sẽ rất có ích để bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán, điều trị các chứng bệnh phụ khoa một cách chính xác và trong thời gian sớm nhất.

Một điều nữa, những phụ nữ nên cần phải nghĩ rằng: đi khám phụ khoa cũng chỉ là một cuộc thăm khám rất bình thường như nhiều cuộc thăm khám sức khỏe khác. Tất cả chỉ đều góp phần duy trì một sức khỏe tổng thể khỏe mạnh.

Và chị em cũng đừng quên 5 điều “nằm lòng” cần nên tiết lộ với bác sĩ phụ khoa khi thăm khám nhé! Đó chính là:

1- Lịch sử tình dục

Khi thăm khám phụ khoa, chị em nên chia sẻ cho bác sĩ biết về lịch sử tình dục trước đó và hiện nay của bạn. Ví như bạn đã từng quan hệ tình dục với mấy người đàn ông hoặc thậm chí bạn có quan hệ đồng tình luyến ái không?

Bởi vì quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng có thể giảm nguy cơ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn hẳn. Và các bác sĩ phụ khoa của bạn rất cần biết tất cả các thông tin này để đảm bảo bạn đang khỏe mạnh hoặc có hướng chẩn đoán chính xác.

2- “Khai báo” nếu gặp đau đớn khi “yêu”

Nhiều bác sĩ phụ khoa khẳng định rằng quan hệ tình dục không bao giờ có thể làm bạn đau đớn. Vì thế, nếu bạn bị đau đớn trong và sau mỗi lần “yêu” có thể do đang có vấn đề với màng trong dạ con, bị u xơ, nấm men hoặc nhiễm trùng…

Những vấn đề này bạn gái nên phát hiện sớm bởi vì chúng thực sự có thể đe dọa đến khả năng sinh sản của bạn. Do đó, bạn không nên ngần ngại hay xấu hổ ngược lại, bạn nên nói với bác sĩ phụ khoa để được chữa trị kịp thời.

3- Nếu gặp khó khăn với ham muốn “yêu”

Nếu cơ thể bạn mệt mỏi và bị giảm ham muốn yêu, bạn cũng nên tiết lộ với bác sĩ phụ khoa điều này. Bởi vì, một số chị em giảm ham muốn yêu do thuốc tránh thai gây mệt mỏi hoặc đang gặp vấn đề với tuyến giáp, bị trầm cảm…

Khi chia sẻ với bác sĩ phụ khoa, họ sẽ giúp bạn khắc phục các khó khăn này bằng cách tiến hành làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân thực sự và điều trị sớm nhất có thể.

4- Nếu đôi khi quên uống thuốc tránh thai

Nếu bạn hay quên uống thuốc tránh thai mặc dù vẫn muốn kiểm soát sinh hiệu quả thì bạn cũng nên chia sẻ với bác sĩ.

Các bác sĩ phụ khoa có thể giúp bạn tìm thấy một phương pháp tránh thai tốt và phù hợp với bạn hơn. Có rất nhiều biện pháp tránh thai bạn có thể lựa chọn.

5- Nếu gặp các triệu chứng tiền nguyệt san nặng nề

Nếu bạn đang gặp những triệu chứng tiền nguyệt san khó chịu, ảnh hưởng lớn đến thể chất và tâm lý thì bạn cũng không nên im lặng hoặc giấu giếm bác sĩ phụ khoa khi thăm khám.

Nếu bạn cứ im lặng, tức là bạn đã bỏ qua một cơ hội để hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách cải thiện những khó chịu triền miên đấy. Đôi khi, chỉ cần nói lên vấn đề của mình, các bác sĩ có thể giúp cải thiện, chấm dứt những triệu chứng khó chịu này và làm thay đổi cuộc sống cho các chị em.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài hay trong phần bài liên quan ở bên dưới:

Khám phụ khoa có nguy cơ thêm bệnh

Khám phụ khoa có nguy cơ thêm bệnh tại sao lại như vậy ?

Theo các nghiên cứu thống kê của Bộ Y tế mới đây, tỷ lệ các chị em trong độ tuổi sinh sản mắc viêm nhiễm phụ khoa lên tới 70% - 80%, hàng năm các trường hợp nhiễm bệnh phụ khoa đều tăng từ 15% - 27%. Đáng tiếc, rất nhiều trường hợp khi tới viện đã có nhiễm khuẩn nặng ở buồng trứng, vòi trứng và tử cung. Một số do điều trị muộn hoặc không đúng cách dễ khiến bệnh diễn biến mãn tính, để lại di chứng nặng nề như: viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung… với người đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non."
Nguy cơ từ khám phụ khoa?

Nguyên nhân chính chủ yếu do chị em thiếu các kiến thức về vệ sinh phụ nữ, an toàn tình dục và không đi khám phụ khoa định kỳ. Ngoài ra một lý do ít ai ngờ tới là có thể họ đã "rước bệnh" sau khi khám phụ khoa, sinh nở, đặt dụng cụ tử cung, đặc biệt là phá thai không an toàn tại cơ sở y tế thiếu tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi khi cung cấp dịch vụ.

Thăm khám phụ khoa là phần khám bệnh quan trọng và nhạy cảm đối với phụ nữ, tuy nhiên bất cập một nỗi dụng cụ chuyên dụng phổ biến để thăm khám chính là mỏ vịt thì cơ sở nào cũng có vài ba bộ dùng chung cho tất cả các chị em đến thăm khám. Thực tế này giống như việc sử dụng chung bơm tiêm hơn hai mươi năm về trước.

Khám phụ khoa
Khám phụ khoa

Đáng báo động theo báo cáo năm 2010 của Thanh tra Bộ Y tế, phát hiện nhiều cơ sở khám chữa sản phụ khoa không tuân thủ nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn. Có phòng thủ thuật, đoàn thanh tra phát hiện các dụng cụ sản khoa chỉ được ngâm trong hóa chất khử trùng qua loa rồi sấy khô trong lò nướng chứ không thực hiện việc hấp theo quy định của Bộ Y tế. Ngay cả ở bệnh viện, nơi nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn được áp dụng nghiêm ngặt nhất đối với từ nhân viên, dụng cụ, các bề mặt ở tủ đựng đồ, phòng mổ đến chất thải, nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn hiện hữu do tình trạng quá tải nặng nề. Bởi vậy, việc tiến tới sử dụng riêng các dụng cụ thăm khám tránh lây nhiễm chéo là một việc rất cần thiết và nên nhân rộng tại mọi cơ sở.
Khám phụ khoa an toàn?

Theo ghi nhận gần đây, Bộ Y tế cũng đã cấp phép lưu hành sản phẩm Mỏ vịt thăm khám MPV làm bằng nhựa nguyên sinh, không chứa tạp chất độc hại, đã tiệt trùng, chỉ sử dụng 1 lần, do đó ngăn ngừa được sự lây nhiễm các bệnh như viêm gan B, HIV, lậu, giang mai, sùi mào gà, nấm sinh dục,...Mỏ vịt thăm khám MPV có độ trơn láng cao, độ dẻo lớn, không gây trầy xước niêm mạc hoặc gãy vỡ dụng cụ trong quá trình khám bệnh. Nhựa PP trong mỏ vịt MPV dẫn nhiệt kém, không gây sốc do lạnh ở bệnh nhân. Đặc biệt, chi phí cho một lần sử dụng cũng rất hợp lý, các chị em khi đi khám phụ khoa nên yêu cầu được sử dụng mỏ vịt MPV tránh cho những hậu quả lây nhiễm đáng tiếc.

“Một hành động nhỏ, ngăn ngừa nhiều nguy cơ lớn” để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình chị em phụ nữ cần lưu ý tìm hiểu sử dụng những biện pháp thăm khám, điều trị an toàn nhất. Đơn giản như quyền được sử dụng mỏ vịt thăm khám MPV không đau, nhẹ nhàng, đảm bảo thăm khám phụ khoa dễ dàng thay vì sử dụng mỏ vịt kim loại được sử dụng cho nhiều bệnh nhân.

Các bước khám phụ khoa cơ bản các chị em nên biết

Chia sẻ về các bước khám phụ khoa để các bạn có thể hiểu rõ hơn quy trình khám phụ khoa 
Khi đi khám phụ khoa, bạn sẽ nhận được lời yêu cầu cởi quần áo từ bác sĩ. Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu nằm xuống trên bàn và để chân trên thanh gác chân ở cuối bàn khám.

Sau đó, bạn phải trượt và chuyển động hông của bạn xuống một cách từ từ nhẹ nhàng đến các cạnh cuối cùng của chiếc bàn khám. Bác sĩ phụ khoa sẽ yêu cầu đầu gối của bạn trải rộng ra hơn.

Thời điểm này, bạn nên thư giãn càng nhiều càng tốt. Đặc biệt, bạn nên thư giãn mông, bụng và các cơ âm đạo của bạn. Chúng sẽ làm cho bạn thoải mái hơn và quá trình khám cũng nhanh chóng hơn.




"Bật mí" 4 bước khám phụ khoa cơ bản mà các chị em nên biết

1. Khám bên ngoài vùng kín

Đầu tiên, các bác sĩ phụ khoa sẽ thăm khám và xem xét các nếp gấp ở âm hộ và âm đạo của bạn. Đây là một bước cơ bản đầu tiên khi các chị em đi khám phụ khoa.

Tuy nhiên điều này lại rất cần thiết vì chúng giúp kiểm tra xem bạn có các dấu hiệu của u nang, xả dịch âm đạo, mụn cóc sinh dục, bị ngứa hoặc các triệu chứng khác không đấy!

2. Khám bằng phễu soi mỏ vịt

Tiếp đó, bác sĩ phụ khoa sẽ nhẹ nhàng đưa một mỏ vịt bôi trơn vào âm đạo của bạn. Phễu soi mỏ vịt này được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để tách các ngóc ngách của âm đạo ra và xem xét.


Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đôi chút khó chịu nhưng không gây đau đớn cho bạn nhiều. Hãy nói cho bác sĩ phụ khoa biết những bất thường ở âm đạo nếu bạn đang cảm nhận thấy nó. Khi ấy bác sĩ chỉ cần điều chỉnh kích thước hay vị trí của mỏ vịt đến vị trí bạn yêu cầu để thăm khám và xem xét.

Nếu bạn muốn nhìn thấy cổ tử cung của bạn, hãy nói điều này với bác sĩ phụ khoa. Họ có thể cho bạn nhìn thấy chúng lúc này bằng cách sử dụng một tấm gương soi.

Các bác sĩ phụ khoa sau đó sẽ sử dụng một chiếc thìa nhỏ hoặc bàn chải nhỏ để lấy một mẫu nhỏ các tế bào từ cổ tử cung của bạn. Mẫu này sẽ được tiến hành làm xét nghiệm Pap để xem bạn có bất kỳ dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung không.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang có nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, hãy nói cho bác sĩ phụ khoa biết. Bác sĩ có thể sử dụng một tăm bông để lấy một mẫu chất dịch nhầy chảy ra từ cổ tử cung của bạn. Mẫu dịch này sẽ được mang đi thử nghiệm để khẳng định bạn có đang bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay không.

3. Kiểm tra bằng 2 tay

Trong bước 3 này, bác sĩ phụ khoa sẽ chèn thêm một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn vào âm đạo của bạn.



Trong khi đó, một tay kia của bác sĩ phụ khoa cũng nhẹ nhàng ấn vào bụng dưới của bạn. Đây là một cách để kiểm tra và phát hiện những vấn đề sau:

- Kích thước, hình dạng và vị trí tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc cách lựa chọn biện pháp tránh thai của bạn

- Tử cung mở rộng - có thể là bạn đang mang thai hoặc u xơ tử cung

- Đau - có là nhiễm trùng hoặc các điều kiện khác

- Sưng ống dẫn trứng - có thể là mang thai ngoài tử cung

- Mở rộng buồng trứng, u nang, hay các khối u

4. Kiểm tra trực tràng

Bác sĩ có thể đặt một ngón tay đã đeo găng vào trực tràng. Hành động này sẽ giúp kiểm tra các cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn của bạn.

Ngoài ra, chúng cũng giúp kiểm tra để xem có khối u phía sau tử cung, trên ngóc ngách dưới của âm đạo, hoặc trong trực tràng của bạn hay không nhé!



Một số bác sĩ phụ khoa còn đặt một ngón tay vào sâu trong âm đạo của bạn. Điều này cho phép họ kiểm tra các mô ở giữa âm đạo toàn diện hơn.

Các chị em có thể cảm thấy như bạn cần đi tiêu trong phần kiểm tra này. Điều này chỉ là bình thường và chỉ kéo dài vài giây.

Chị em nào đã từng đi khám phụ khoa thì chắc hẳn sẽ biết tường tận những bước trên cụ thể rồi. Nào hãy cùng chia sẻ với những chị em còn chưa một lần vượt qua ngại ngần để đi khám phụ khoa nhé!

Khi nào cần đi khám phụ khoa và dấu hiệu nhận biết

Một ngày, bỗng nhiên bạn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng khi đi tiểu lại rất khó chịu, hoặc bạn cảm thấy đau xương chậu, thậm chí khi "yêu" cũng cảm thấy đau... phải làm sao?

Dưới đây là các chia sẻ về các triệu trứng bệnh nói rằng bạn cần phải đi khám phụ khoa và nếu bạn còn thắc mắc về khám phụ khoa có thể tham khảo bài viết này: Khi nào cần đi khám phụ khoa và dấu hiệu nhận biết

1. Nhiễm trùng đường tiểu - nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh dễ xảy ra hơn chúng ta tưởng. Việc thiếu nước đôi khi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: muốn đi tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu chỉ được một ít. Nếu bạn thấy nước tiểu của mình bị đục và có cặn, gợn, đồng thời kèm theo cảm giác đau ở xương sườn thì rất có thể đường tiết niệu của bạn đang gặp trục trặc, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp này tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ tiết niệu để được kiểm tra kĩ lưỡng hơn. Nếu đi khám phụ khoa thì bác sĩ cũng chỉ kê toa thuốc kháng sinh mà thôi.
2. Đau xương chậu và đau khi quan hệ tình dục
Nếu bạn thường bị đau vùng xương chậu, ngay dưới rốn thì nên cẩn trọng. Nếu những cơn đau ngày một nặng hơn, kéo dài hơn 6 tháng hoặc cảm thấy đau trong khi giao hợp thì hoàn toàn là những dấu hiệu cần phải khám ngay.
Nguyên nhân đơn giản của tình trạng này có lẽ do bạn có quan hệ tình dục quá thô bạo hoặc làm việc quá nhiều. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính. Các chuyên gia và bác sĩ mới là người có thể đưa ra những nguyên nhân chính xác nhất cho trường hợp đau xương chậu ở phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành xét nghiệm pap smear để chắc chắn rằng bạn có bị ung thư hay không?
3. Mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều
Một trong những vấn đề y tế mà chị em thường bỏ qua nhất là kinh nguyệt không đều. Có nhiều lý do khiến kinh nguyệt của bạn thất thường, có thể do mất cân bằng nội tiết tố, mang thai, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng và thiếu chất...
Kinh nguyệt không đều cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim ở nhiều phụ nữ cùng với nguy cơ vô sinh cao hơn. Tuy nhiên, chị em cũng không cần phải quá hoảng hốt khi thấy kinh nguyệt tự nhiên biến mất thất thường, bởi ngày nay, tình trạng này cũng xảy ra với nhiều chị em. Nhưng để biết chính xác nhất việc kinh nguyệt của mình như vậy có do bệnh tật gì không thì chị em nên đi khám phụ khoa.
Như đã đề cập ở trên, kích thích tố đóng một phần lớn gây ra bất thường này. Nếu bạn đồng thời thấy những dấu hiệu như mụn trứng cá trên mặt thì yếu tố nội tiết càng có nhiều khả năng xảy ra.
Làm thế nào để chu kì nguyệt san được đều đặn?
Nhiều phụ nữ thường xuyên tập thể thao, nhất là những chị em tập với cường độ cao thường là người hay bị lỡ chu kì kinh nguyệt nhất. Dưới đây là những lời khuyên để kì nguyệt san cứ "đến hẹn lại lên".
- Nếu bạn đang dùng biện pháp tránh thai thì tiếp tục dùng loại biện pháp đó chứ không chuyển sang biện pháp khác.
- Tự giảm căng thẳng cho mình, bằng cách tham gia lớp học yoga hoặc các hoạt động vui vẻ khác ở nhà.
- Một trong những điều hiệu quả nhất mà bạn có thể làm cho chính mình là xem xét việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo. Giữ một chế độ ăn uống ít chất béo sẽ vừa có lợi cho sức khỏe của bạn, lại giữ cho kinh nguyệt đều đặn hàng tháng.
Nếu sau một thời gian thực hiện các biện pháp này mà không thấy hiệu quả thì bạn hoàn toàn có lý do chính đáng để đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.